Người Tây Tạng nghĩ về cái chết
Phụ đề: Người chết đi về đâu
Nguyên tác: Bardo Thodol
Tác giả: Kazi Dawa Samdup
Ký hiệu tác giả: SA-K
Dịch giả: Nguyễn Minh Tiến
DDC: 294.3.1 - Chuyên đề Phật giáo và Ấn độ giáo
Ngôn ngữ: Việt
Số cuốn: 1

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 239PV0009972
Nhà xuất bản: Văn Hóa Thông Tin
Năm xuất bản: 2011
Khổ sách: 19
Số trang: 249
Kho sách: Kho A
Tình trạng: Hiện có

Cuốn sách "Người Tây Tạng Nghĩ Về Cái Chết (Người Chết Đi Về Đâu)" đuợc biên soạn chủ yếu dựa vào cuốn sách viết bằng tiếng Tây Tạng có nhan đề là Bardo Thódol. Cuốn sách này được dịch từ bản gốc đã dịch sang tiếng Anh The Tibetian Book of the Death (Lạt-ma Kazi Dawa Samdup). Nguyên tác: Bardo Thódol của Tây Tạng.

Nội dung chính của cuốn sách là trả lời câu hỏi "Người chết đi về đâu". Đây là những lời nhắn gửi với người chết, những lời tụng đọc cầu siêu sau khi chết nhằm có thể giúp cho người chết đạt đến một cảnh giới tốt đẹp nhất trong điều kiện riêng của mỗi người. Tuy không chính thức nằm trong hệ thống kinh điển Phật giáo, nhưng đây có thể xem như một cuốn luận bao trùm nhiều quan điểm của các tông phái trong đạo Phật.

Ngoài ra, nội dung sách còn gợi lên nhiều liên tưởng đến Duy thức tông, đến các kinh quan trọng như: Tâm kinh bát mã, kinh a-di-đà... Các yếu tố quan trọng trong Duy thức tông như: Ngũ uẩn, bát thức... được trình bày hết sức sinh động. Những ai đã từng tụng kinh A-di-đà khi đọc sách này thì niềm tin càng thêm tin càng thêm kiên cố và bớt phần sợ hãi khi lâm chung.

Sách mô tả rõ ràng cảnh tượng mà tâm thức sẽ thấy sau khi chết, những giai đoạn từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này qua tuần khác. Sách cũng nói về tác động của nghiệp lực và con đường dẫn đến tái sinh. Nội dung của cuốn sách này rất sâu sắc, không giống như sách bình thường khác.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.